Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

TỔNG QUAN VỀ NINH THUẬN

TỔNG QUAN VỀ NINH THUẬN

Vị trí địa lí

Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11018’B - 11010’B và 108039’Đ - 109014’Đ.
    Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hoà.
    Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận.
    Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng.
    Phía Đông có bờ biển dài 105 km.

Địa hình

Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi cao giáp Lâm Đồng, phía Bắc và phía Nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn Tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.

Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái (sông Dinh). Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu, ... với tổng chiều dài 184 km.
Diện tích

Tổng diện tích: 336.308,24 ha[1]. Trong đó:

        Đất ở: 2.681 ha
        Đất nông nghiệp: 60.373 ha
        Đất lâm nghiệp: 157.302 ha
        Đất chuyên dùng: 11.518 ha
        Đất chưa sử dụng: 104.132 ha

Dân số

    Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Ninh Thuận là 564.993 người. Mật độ dân số: 168 người/km2
    Tại thời điểm ngày 10 tháng 6 năm 2009, dân số tỉnh Ninh Thuận ước đạt 573.925 người.[1]

Dân cư

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 34 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, đông nhất là người Kinh (Việt - 76,65%), người Chăm (11,93% dân số toàn tỉnh, 41,60% số người Chăm của cả nước) và người Raglai (10,44% dân số toàn tỉnh, 48,19 số người Raglai của cả nước).
Văn hóa

Người Chăm là dân tộc bản địa lâu đời. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Gốm Bàu Trúc - Làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại ở Ninh Thuận

Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17.

Kinh tế

Nông nghiệp

    Ninh Thuận là tỉnh trồng nho nhiều nhất cả nước với tổng diện tích 1709ha (2004), sản lượng đạt 22 500 tấn (2004). Trong đó, địa phương trồng nhiều nhất là huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam.
    Táo
    Hành, tỏi cũng là một trong những thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận. Hành, tỏi được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải.

Lâm nghiệp

Ninh Thuận có diện tích rừng khá lớn nhưng khai thác chưa hiệu quả.

Ngư nghiệp

    Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18,5 nghìn km², là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn.
    Một số cảng cá chính:
        Cảng cá Thanh Hải: Xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải.
        Cảng cá Đông Hải: Phường Đông Hải và phường Mỹ Đông, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
        Cảng cá Cà Ná: Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam.

Công nghiệp

    Ninh Thuận là địa phương sản xuất muối lớn nhất cả nước với sản lượng 130 nghìn tấn/năm với các nhà máy sản xuất muối lớn như: Cà Ná, Phương Cựu...
    Nhờ thế mạnh về trồng nho, rượu nho tại Ninh Thuận cũng có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, lượng nho cho sản xuất rượu chưa nhiều, sản xuất còn nhỏ lẻ và phân tán, sản lượng chưa cao.
    Ninh Thuận hiện 3 khu công nghiệp - cụm công nghiệp:
        Khu công nghiệp Du Long - Xã Lợi Hải và xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc.
        Khu công nghiệp Phước Nam - Xã Phước Nam, huyện Thuận Nam.
        Cụm công nghiệp Thành Hải - Xã Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Du lịch

    Du lịch biển:
        Bãi biển Bình Tiên - Xã Công Hải, huyện Thuận Bắc.
        Bãi biển Ninh Chữ - Thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải.
        Bãi biển Bình Sơn - Phường Văn Hải và phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
        Bãi biển Cà Ná - Xã Cà Ná, huyện Thuận Nam.
    Du lịch văn hóa:
        Ninh Thuận hiện còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây khoảng 400 - 1100 năm:
            Tháp Hòa Lai (Ba Tháp) - Xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc.
            Tháp Po Klong Garai - Phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
            Tháp Po Rame - Xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước.
        Các làng nghề Chăm cổ:
            Làng gốm Bàu Trúc - Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
            Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp - Thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
    Du lịch sinh thái:
        Vườn quốc gia Núi Chúa.
        Vườn quốc gia Phước Bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét